“Một số điểm mới trong công tác quản lý tài chính của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ của doanh nghiệp”

Facebook   Zalo

Trong thời gian qua vừa qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động khoa học và công nghệ từ việc đầu tư cho khoa học KH&CN bằng nguồn ngân sách và cả nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Trong đó, để tăng cường nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN), Nhà nước đã có nhiều chính sách để thúc đẩy đầu tư cho KH&CN với nguồn vốn từ các doanh nghiệp bằng hình thức thành lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.

“Một số điểm mới trong công tác quản lý tài chính của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ của doanh nghiệp”

Trong thời gian qua vừa qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động khoa học và công nghệ từ việc đầu tư cho khoa học KH&CN bằng nguồn ngân sách và cả nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Trong đó, để tăng cường nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ (KH&CN), Nhà nước đã có nhiều chính sách để thúc đẩy đầu tư cho KH&CN với nguồn vốn từ các doanh nghiệp bằng hình thức thành lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.

Ngày 28/6/2016, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC hướng dẫn về nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế việc triển khai chính sách trong thời gian qua đã không được như kỳ vọng. 

Theo số liệu từ Tổng cục Thuế, từ năm 2011 đến năm 2019, cả nước đã có 618 doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty tại 58 tỉnh/thành phố trích lập và sử dụng Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp. Riêng đối với tỉnh Thái Nguyên, mới chỉ có 03 doanh nghiệp thành lập Quỹ. Tổng mức trích lập Quỹ của các doanh nghiệp trong toàn quốc từ năm 2011 đến 2019 là 22.083.500 triệu đồng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp không giải ngân được kinh phí đã trích vào Quỹ. Nhiều tập đoàn có số trích lập Quỹ lớn nhưng không sử dụng hết phải tiến hành hoàn nhập Quỹ do không thực hiện được hoạt động đầu tư các dự án mua sắm máy móc thiết bị để đổi mới công nghệ phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất… Một số nguyên nhân chính dẫn đến việc các tập đoàn, doanh nghiệp dù đã trích lập Quỹ phát triển KH&CN nhưng khó giải ngân và còn nhiều lúng túng trong quá trình triển khai như: vướng mắc trong các quy định pháp luật đã ban hành; các quy định pháp luật đã ban hành hướng dẫn nội dung chi của Quỹ mới chỉ tập trung cho hoạt động nghiên cứu và phát triển mà chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong hoạt động đổi mới sáng tạo... Việc phải tuân thủ các điều kiện, quy định đã có về Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp sẽ làm phát sinh nhiều chi phí tuân thủ, thời gian và rủi ro cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp còn “e ngại” chi từ Quỹ và từ đó không có nhu cầu trích lập Quỹ.

Nhằm tháo gỡ cho những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải khi xây dựng và sử dụng Quỹ phát triển KH&CN. Ngày 31/5/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 05/2022/TT-BKHCN hướng dẫn sử dụng Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp với nhiều điểm mới, thay thế cho các quy định cũ. Cụ thể, Thông tư mới quy định doanh nghiệp được dùng quỹ để chi cho các nội dung cụ thể:

Thứ nhất, trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động KH&CN: xây dựng các tổ chức nghiên cứu phát triển, trung tâm phân tích, kiểm nghiệm, thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm sản phẩm; hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp và thống kê về hoạt động KH&CN; chi cho công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ hoạt động KH&CN

“Một số điểm mới trong công tác quản lý tài chính của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ của doanh nghiệp” -0

Thứ hai, mua quyền sử dụng, quyền sở hữu: bí quyết công nghệ; kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, thiết kế kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ; bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích; giống cây trồng; kiểu dáng công nghiệp; sáng kiến; các tài liệu, kết quả nghiên cứu, sản phẩm có liên quan trong nước và nước ngoài để phục vụ cho hoạt động KH&CN nghệ của doanh nghiệp.

Thứ ba, mua máy móc, thiết bị cho đổi mới công nghệ phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh để thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hoặc cải tiến phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp.

Thứ tư, trả lương, chi thuê chuyên gia hoặc hợp đồng với tổ chức KH&CN trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động KH&CN của doanh nghiệp.

Thứ năm, đào tạo nhân lực KH&CN của doanh nghiệp; hoạt động sáng kiến; hoạt động hợp tác về KH&CN với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước; đánh giá, thử nghiệm, giám định, kiểm định, quảng bá, thương mại hóa sản phẩm mới, công nghệ mới; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ; tài trợ, hỗ trợ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”; thực hiện dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư nhận chuyển giao công nghệ từ tổ chức KH&CN; đầu tư, đối ứng vốn đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; giải mã công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động giải mã công nghệ và thuê tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài để tư vấn, quản lý hoạt động đầu tư của quỹ phát triển KH&CN; mua sắm, nhập khẩu vật mẫu (sản phẩm, công nghệ, thiết kế, thiết bị, hệ thống cần được giải mã) phục vụ hoạt động giải mã công nghệ; thuê chuyên gia thực hiện hoạt động tư vấn, tìm kiếm, hỗ trợ kỹ thuật, lao động kỹ thuật phục vụ hoạt động giải mã công nghệ; hỗ trợ tổ chức KH&CN của doanh nghiệp có hoạt động liên kết với tổ chức ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương để hoàn thiện kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phù hợp đặc thù của địa phương...

Với những sự thay đổi mang tính đột phá như trên, hy vọng sẽ tháo gỡ được các khó khăn cho các đơn vị khi thành lập và vận hàng Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ của Doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở để khơi thông và bổ sung nguồn lực đầu tư và phát triển khoa học và công nghệ của đất nước./.

Nguyễn Cao Cường - TP Kế hoạch - Tài chính

Facebook Zalo

Văn bản pháp quy

Bản tin KH&CN số 01/2024

Thống kê truy cập

Đang online : 0

Trong tuần : 0

Trong tháng : 0

Tất cả : 0