Hội đồng KHCN tỉnh nghiệm thu dự án của
Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Thái Nguyên
Dự án đã tổ chức 02 lớp tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất giống lúa thuần HT9 cho 105 người; xây dựng thành công mô hình sản xuất hạt giống lúa thuần cấp nguyên chủng, xác nhận với tổng diện tích 20ha (Trong đó 10ha tại xóm Chùa xã Mỹ Yên huyện Đại Từ với 53 hộ tham gia; và 10ha tại xóm Làng Phan xã Cổ Lũng huyện Phú Lương với 60 hộ tham gia), năng suất lúa đạt 52-55,7 tạ/ha, sản lượng đạt trên 100 tấn; Đầu tư lắp đặt và vận hành máy sàng, làm sạch và phân loại hạt giống lúa, công suất 2,5 - 3 tấn/giờ; Tổ chức được 03 cuộc Hội thảo đánh giá kế quả thực hiện dự án. Dự án được Hội đồng KHCN tỉnh nghiệm thu xếp loại Xuất Sắc.
2. Đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật ghép chồi hoa lê VH6 tại tỉnh Thái Nguyên”. PGS.TS Đào Thanh Vân Chủ nhiệm đề tài, cơ quan chủ trì thực hiện là Trung tâm Nghiên cứu cây trồng ôn đới miền núi phía Bắc Việt Nam. Đề tài được thực hiện nhằm xác định một số biện pháp kỹ thuật thích hợp trong ghép chồi hoa lê VH6 tại Thái Nguyên, góp phần nâng cao năng lực cho người dân thông qua việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác cây trồng.
Hội đồng KHCN tỉnh nghiệm thu đề tài
Nghiên cứu kỹ thuật ghép chồi hoa lê VH6
Sau hơn 02 năm tổ chức thực hiện, đề tài đã tiến hành nghiên cứu và xác định được thời vụ, kiểu ghép thích hợp và các biện pháp kỹ thuật tổng hợp khi ghép chồi hoa lê cho giống lê VH6 tại Thái Nguyên; Tổ chức được 02 lớp tập huấn kỹ thuật cho 40 người tham gia thực hiện đề tài; Tiến hành trồng thử nghiệm 200 cây theo phương pháp ghép chồi, tiến hành theo dõi đánh giá cụ thể; Tổ chức được 01 cuộc Hội thảo về kỹ thuật ghép chồi hoa lê. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định được những thuận lợi, khó khăn và khả năng mở rộng kỹ thuật này trong sản xuất cây ăn quả nói chung và cây lê nói riêng tại các vùng sinh thái tỉnh Thái Nguyên. Đề tài được Hội đồng KHCN tỉnh đánh giá nghiệm thu, xếp loại Khá.
Theo đánh giá kết luận của TS. Phạm Quốc Chính - Giám đốc Sở KH&CN, Chủ tịch Hội đồng, các đề tài, dự án đã hoàn thành được các mục tiêu, nội dung đã đăng ký, mang lại những hiệu quả nhất định về kinh tế, xã hội và môi trường và đưa ra những kết luận, khuyến nghị vào thực tiễn. Đồng thời cũng đề nghị Ban chủ nhiệm đề tài, dự án tiếp thu ý kiến nhận xét của các nhà khoa học trong Hội đồng, chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo theo đúng yêu cầu./.