Thanh niên Sở Khoa học và Công nghệ tham dự buổi tập huấn “Sáng kiến và nhận diện tài sản trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp”

Facebook   Zalo

Ngày 9/10/2021 đã diễn ra buổi tập huấn với chủ đề “Sáng kiến và nhận diện tài sản trí tuệ trong Trường đại học, Viện nghiên cứu và Doanh nghiệp”, đây là buổi tập huấn thứ 2 nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia TECHFEST Việt Nam 2021, chương trình do Làng Sáng chế và Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo chủ trì tổ chức.

Thanh niên Sở Khoa học và Công nghệ tham dự buổi tập huấn “Sáng kiến và nhận diện tài sản trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp”

Tham dự Chương trình có Tiến sỹ Bùi Văn Quyền, Phó Chủ tịch Hội Sáng chế Việt Nam; Ông Trần Giang Khuê, Trưởng Làng Sáng chế, Ông David Martin Nguyễn, Đồng Trưởng Làng Sáng chế; Bà Lê Thị Thanh Tâm - Trưởng Ban đào tạo cùng sự tham dự của hơn 200 đại biểu, học viên đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và thanh niên các đơn vị khác có liên quan.

Hội nghị đã được nghe TS Bùi Văn Quyền chia sẻ về Sáng kiến và các tài sản trí tuệ (TSTT), ông nhấn mạnh đây là vấn đề giữ vai trò quan trọng trong việc giúp ích cho các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp năng cao năng lực cạnh tranh và xa hơn là phục vụ đổi mới sáng tạo để phát triển kinh tế xã hội đất nước, nhất là trong bổi cảnh sự phát triển như vũ bão của cuộc Cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 4 (Cách mạng 4.0). và cũng là chủ đề mà các cơ quan, đơn vị và Hội Sáng chế Việt Nam băn khoăn trăn trở từ nhiều năm nay để đưa các ý tưởng sáng tạo biến thành các giải pháp có giá trị hữu ích cho cuộc sống và khả năng thương mại trên thị trường.

Thanh niên Sở Khoa học và Công nghệ tham dự buổi tập huấn “Sáng kiến và nhận diện tài sản trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp”  -0

Ông David Martin Nguyễn, Đồng Trưởng làng Làng Sáng chế và Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo chia sẻ cùng hội nghị

Buổi tập huấn đã làm rõ hai chuyên đề cụ thể là: Chuyên đề “Từ Sáng kiến đến TSTT” chỉ ra mối liên quan mật thiết giữa hoạt động sáng kiến với hoạt động sở hữu trí tuệ nói chung và hoạt động quản trị TSTT nói riêng, đồng thời cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng cũng như các câu chuyện rất thực tế ở các đơn vị liên quan đến hoạt động sáng kiến, các quy định pháp luật về sáng kiến, cách thức tạo ra sáng kiến, áp dụng sáng kiến, công nhận sáng kiến cho đến thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu và tác giả sáng kiến; và đặc biệt là công tác quản trị sáng kiến trong từng đơn vị; chuyên đề 2 về “Nhận diện TSTT trong Trường Đại học, Viện nghiên cứu và Doanh nghiệp với rất nhiều ví dụ cụ thể cho thấy tầm quan trọng của TSTT, giá trị của TSTT hiện nay, và tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra phổ biến vì TSTT là tài sản có giá trị rất cao, làm sáng tỏ rất nhiều kiến thức chung về TSTT, cách thức nhận diện các TSTT trong 3 nhóm đối tượng (quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trông).

Cũng trong buổi tập huấn, nhiều đại biểu, học viên tham dự cũng chia sẻ những băn khoăn, bỡ ngỡ về vấn đề sở hữu trí tuệ và đặt ra nhiều câu hỏi về cách nhận diện các TSTT của mình, việc bảo hộ đối với các dạng TSTT khác nhau, các tình huống khác nhau trong việc bảo hộ TSTT trong thực tế, cũng như việc áp dụng các TSTT trong hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và sản xuất kinh doanh. Tất cả những vấn đề đưa ra đều được các chuyên gia giải đáp rõ ràng, cụ thể, đồng thời cũng chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm cá nhân quý giá đến với các đại biểu tham dự.

Thanh niên Sở Khoa học và Công nghệ tham dự buổi tập huấn “Sáng kiến và nhận diện tài sản trí tuệ trong trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp”  -0
Các chuyên đề được chia sẻ tại hội nghị 

Phát biểu kết thúc buổi tập huấn ông Trần Giang Khuê, Trưởng Làng Sáng chế và Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo đã khẳng định: sáng kiến được tạo ra từ tất cả các hoạt động trong các cơ quan, đơn vị và trong đời sống hàng ngày, các sáng kiến mới sẽ tạo ra các tài sản vô hình, tài sản trí tuệ và thành dòng chảy để đóng góp tri thức mới trên toàn nhân loại. Không ngừng đổi mới sáng tạo, không ngừng cải tiến, không ngừng tạo ra tri thức mới dựa trên các tri thức sẵn có, cộng thêm sự thừa nhận bảo hộ của pháp luật, của nhà nước sẽ là tiền đề, là động lực để các đưa đất nước chúng ta phát triển nhanh và bền vững./.

                                                                                                Nguyễn Dung - Chi đoàn Sở KH&CN

 

Facebook Zalo