Toàn cảnh Hội thảo
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe báo cáo tiến trình xây dựng đề cương đề án do GS.TS Nguyễn Thế Hùng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm thay mặt tổ xây dựng đề án trình bày tại hội nghị; tại đây các nhà chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, các nhà khoa học, các nhà quản lý đã đưa ra nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận tập trung vào một số vấn đề như: Cần xác định sản phẩm chủ lực gắn với xây dựng thương hiệu và thị trường, dựa trên cơ sở tiềm năng đất đai, khí hậu, nhân lực và nguồn đầu tư; sản phẩm chủ lực phải gắn với mục tiêu tổng quan của Chính phủ về tái cơ cấu ngành nông nghiệp; sự tham gia của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước; vấn đề quy hoạch phải bảo đảm tính bền vững, nâng cao đời sống, thu nhập của nông dân, bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn; nắm bắt thị trường và xu hướng đầu tư, tránh độc canh cây trồng, vật nuôi…
Đồng chí Phạm Thị Hiền - PGĐ Sở Khoa học và Công nghệ
phát biểu ý kiến trao đổi tại hội thảo
Việc xây dựng Đề án nhằm tạo bước phát triển mạnh trong sản xuất nông, lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh, nâng cao giá trị về đất đai, thu hút lao động và có thương hiệu trên thị trường, góp phần đẩy mạnh CNH-HĐH. Đây là một trong những nội dung trọng tâm về tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020 thông qua. Theo đó, nhóm các lĩnh vực được xác định đầu tư dựa trên cơ sở tiềm năng và lợi thế từng vùng. Trong đó tập trung vào xây dựng sản phẩm hoàn chỉnh theo chuỗi sản xuất, kinh doanh và thương hiệu, gắn với thị trường trong và ngoài nước. Dự kiến từ nay đến tháng 5-2020 Đề án sẽ được hoàn thiện, trong quá trình hoàn thiện Đề án, Sở Nông nghiệp và PTNT cùng Trường Đại học Nông lâm sẽ tiếp tục lấy ý kiến tham gia rộng rãi của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý và người dân.