Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án “Nhân rộng mô hình ứng dụng KH&CN nuôi cá Tầm trên địa bàn huyện Đại Từ”

Facebook   Zalo

Thực hiện Quyết định số 972/QĐ-UBND ngày 14/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt dự án “Nhân rộng mô hình ứng dụng KH&CN nuôi cá Tầm trên địa bàn huyện Đại Từ”. Đây là dự án nhân rộng trên cơ sở Đề tài “Nghiên cứu khả năng thích nghi của cá Tầm và cá hồi trong điều kiện nuôi tại một số địa phương tỉnh Thái Nguyên” do Trung tâm Thuỷ sản chủ trì thực hiện đã nghiệm thu năm 2011.

Kết quả Đề tài đã khẳng định cá Tầm có thể sinh trưởng và phát triển tốt tại một số vùng nước lạnh của tỉnh Thái Nguyên. Theo kế hoạch thực hiện công tác quản lý, vừa qua, Sở KH&CN đã tổ chức đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện dự án tại địa điểm triển khai mô hình – suối La Bằng, có nguồn nước lạnh thuận lợi phát triển cá Tầm thương phẩm trên địa bàn huyện Đại Từ.

Tham gia đoàn kiểm tra có bà Triệu Thị Minh Hồng - Phó Giám đốc Sở KH&CN, cán bộ chuyên quản của Sở Tài chính, phòng quản lý KH&CN cơ sở, phòng kế hoạch – tài chính Sở KH&CN, lãnh đạo UBND xã La Bằng.


Mô hình nuôi cá Tầm của gia đình anh Trần Ngọc Phúc – xóm Kẹm xã La Bằng

 

        Mục tiêu của dự án là ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi thủy sản, đồng thời bổ sung giống cá Tầm vào cơ cấu thủy sản của huyện, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao kỹ thuật nuôi cá Tầm cũng như phòng trị bệnh cho người dân, làm cơ sở nhân rộng mô hình cho các xã lân cận có nguồn nước lạnh thích hợp với nuôi cá Tầm của huyện Đại Từ.

           Dự án được thực hiện trong 18 tháng với tổng kinh phí thực hiện xấp xỉ 360 triệu đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ chi phí giống là 60% và 40% chi phí vật tư. Đến thời điểm kiểm tra, dự án đã hoàn thành các nội dung theo đúng tiến độ của dự án: đa tổ chức Hội nghị triển khai dự án tại UBND xã La bằng cho các hộ nông dân tham gia thực hiện dự án và các hộ nông dân nằm trong vùng dự án.; tập huấn 02 lớp kỹ thuật nuôi cá Tầm Siberia trong bể, hướng dẫn về đặc điểm sinh học cá Tầm Siberia, cách thiết kế và xây dựng bể, cách lựa chọn cá giống, mật độ nuôi, phương pháp thả cá, thức ăn của cá, phương pháp cho cá ăn, cách quản lý chăm sóc, thu hoạch…để các hộ dân nắm bắt, hiểu được kỹ thuật và áp dụng nuôi cá Tầm trong bể để mô hình đạt hiểu quả cao. Tổ chức tham quan học tập mô hình chăn nuôi cá Tầm cho 30 nông dân tại huyện Na Hang- tỉnh Tuyên Quang. Xây dựng, lắp đặt hệ thống bể, đường ống nuôi cá Tầm số lượng 02 bể với tổng dung tích 60 m3. Thả được 600 con cá giống đạt tiêu chuẩn, với mật độ nuôi là 10 con/m3. Ban chủ nhiệm dự án thường xuyên theo dõi tình hình sinh trưởng của cá, chăm sóc nuôi dưỡng theo đúng quy trình được chuyển giao. Cá tầm của dự án sinh trưởng, phát triển tốt, đến nay trọng lượng trùng bình đạt 1200g/con, tỷ lệ nuôi sống đạt 93%.

Đoàn kiểm tra yêu cầu Ban chủ nhiệm dự án chỉ đạo sát sao cho các hộ nông dân tham gia mô hình nuôi cá theo đúng quy trình đã được tập huấn, cách chăm sóc, thức ăn, nuôi dưỡng, thuốc thú y, phòng bệnh cho cá để đảm bảo dự án đạt hiệu quả cao./.

Facebook Zalo

Văn bản pháp quy

Bản tin KH&CN số 01/2024

Thống kê truy cập

Đang online : 0

Trong tuần : 0

Trong tháng : 0

Tất cả : 0