Nghiệm thu mô hình trồng cây dược liệu Sâm Bố chính

Facebook   Zalo

Ngày  03/10/2023, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên đã kiểm tra và nghiệm thu mô hình trồng cây dược liệu sâm Bố chính. Đây là mô hình thuộc dự án “Ứng dụng KHCN phát triển mô hình trồng cây dược liệu Sâm Bố chính (Hisbiscus sagittifolius Kurz) trên đất vườn rừng tại Thái Nguyên” do Công ty TNHH Nông lâm nghiệp và Môi trường Hưng Thịnh chủ trì và triển khai thực hiện, Trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên là đơn vị chuyển giao công nghệ.

Nghiệm thu mô hình trồng cây dược liệu Sâm Bố chính

TS. Phạm Quốc Chính - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên cùng đoàn công tác kiểm tra mô hình trồng sâm Bố chính tại xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ

Dự án được thực hiện từ tháng 12/2020 đến 12/2023, với mục tiêu ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo tồn, nhân giống và gây trồng cây dược liệu sâm Bố chính cho hiệu quả trên đất vườn rừng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đến thời điểm kiểm tra, Công ty TNHH Nông lâm nghiệp và Môi trường Hưng Thịnh đã hoàn thành công việc khảo sát, đánh giá hiện trạng phân bố tự nhiên, gây trồng cây sâm Bố chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Xây dựng vườn nhân giống và sản xuất cây giống sâm Bố chính; đã xây dựng mô hình trồng tại xã Văn Lăng huyện Đồng Hỷ và xã Vô Tranh huyện Phú Lương với quy mô 3ha, cây sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 88%, năng xuất củ tươi đạt 0,2 – 0,3 kg củ/cây, các hộ dân tham gia xây dựng mô hình trồng sâm Bố chính đã được hỗ trợ cây giống, vật tư và tập huấn về quy trình kỹ thuật chăm sóc và bảo quản sâm Bố chính; hiện tại đơn vị đang hoàn thiện các quy trình nhân giống và quy trình trồng cây sâm Bố chính trên địa bàn tỉnh tại Thái Nguyên, hoàn thiện hồ sơ để nghiệm thu dự án KH&CN cấp tỉnh. 
Dự án đã góp phần hỗ trợ thúc đẩy người đồng bào dân tộc biết áp dụng kỹ thuật vào trồng, chắm sóc và chế biến dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa. Tạo việc làm cho người dân ở khu vực nông thôn và miền núi, tận dụng được diện tích đất tự nhiên sử dụng kém hiệu quả để nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị sản xuất. Với quy trình công nghệ trồng, thu hoạch và bảo quản dễ áp dụng, đây là loại cây trồng phù hợp với điều kiện nguồn lực của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng núi của tỉnh Thái Nguyên.

Thế Bằng - Trung tâm Phát triển KH&CN

Facebook Zalo

Văn bản pháp quy

Bản tin KH&CN số 01/2024

Thống kê truy cập

Đang online : 0

Trong tuần : 0

Trong tháng : 0

Tất cả : 0