Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình: “Ứng dụng KH&CN sản xuất đỗ tương vụ đông xuân năm 2011 - 2012 tại huyện Võ Nhai”

Facebook   Zalo

Ngày 01 tháng 6 năm 2012, tại UBND xã Phương Giao, Trạm Khuyến nông huyện Võ Nhai đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình “Ứng dụng KH&CN sản xuất đỗ tương vụ đông xuân năm 2011 - 2012 tại huyện Võ Nhai”. Tới dự hội thảo có ông Đào Xuân Phượng - Phó Chủ tịch UBND huyện Võ Nhai; phòng Quản lý KH&CN cơ sở, Sở Khoa học và Công nghệ; Phòng NN&PTNT, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Võ Nhai; Lãnh đạo UBND xã Tràng Xá, Phương Giao và các hộ tham gia mô hình của xã Phương Giao.

Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình: “Ứng dụng KH&CN sản xuất đỗ tương vụ đông xuân năm 2011 - 2012 tại huyện Võ Nhai”

Mô hình ứng dụng KH&CN sản xuất đỗ tương vụ đông xuân năm 2011 - 2012 là một trong những mô hình thuộc nhiệm vụ KH&CN “Chuyển giao kiến thức KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Thái Nguyên” được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 584/QĐ-UBND ngày 10/3/2011. Mô hình do Trạm Khuyến nông huyện Võ Nhai chủ trì thực hiện.

Ông Đào Xuân Phượng - Phó Chủ tịch UBND huyện Võ Nhai phát biểu tại Hội nghị


Mục tiêu của mô hình là nhân rộng diện tích trồng đỗ tương, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cung cấp nguồn thức ăn chăn nuôi và chế biến lương thực, thực phẩm trên địa bàn huyện. Tổng diện tích mô hình thực hiện là 20 ha với sự tham gia của 43 hộ nông dân xã Phương Giao.

Trước khi bắt tay vào mùa vụ cán bộ Trạm Khuyến nông đã tập huấn 02 lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cây đỗ tương cho 100 nông dân tham gia mô hình; Cung ứng giống đỗ tương ĐT26 với số lượng là 1200kg, vật tư phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật theo định mức quy định; theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển cây đỗ tương.

 

Hội thảo Đỗ tương vụ đông xuân năm 2011-2012 tại xã Phương Giao

Các hộ nông dân tham gia mô hình đã báo cáo tham luận và khẳng định giống đỗ tương ĐT26 ưu thế hơn nhiều so với giống địa phương cụ thể: khả năng thích ứng rộng, cây sinh trưởng phát triển mạnh, phân cành nhiều từ 3-4 cành/cây, cây cao trung bình từ 40-45cm, hoa có màu trắng, hạt vàng, rốn hạt màu nâu đậm. Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng thâm canh đỗ tương của  mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế với năng suất trung bình là 23,4tạ/ha, sau khi trừ chi phí cho lãi thu nhập 25,815,000đ/ha. Từ kết quả của mô hình, đã tạo một hướng phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập bà con nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai./.

Facebook Zalo

Văn bản pháp quy

Bản tin KH&CN số 01/2024

Thống kê truy cập

Đang online : 0

Trong tuần : 0

Trong tháng : 0

Tất cả : 0