Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất lúa bao thai hàng hóa huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”

Facebook   Zalo

Ngày 8/11/2012, Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất lúa bao thai hàng hóa huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên” tại Hội trường ủy ban nhân dân xã Đồng Thịnh. Dự án do Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa triển khai thực thực trong thời gian 12 tháng (từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2013), với tổng kinh phí đầu tư xấp xỉ 320 triệu đồng.

Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất lúa bao thai hàng hóa huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”

Tới dự Hội nghị có phòng Quản lý KH&CN cơ sở, Sở Khoa học và Công nghệ; phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm bảo vệ thực vật huyện Định Hoá; Lãnh đạo UBND các xã và các hộ nông dân tham gia dự án của các xã vùng dự án của huyện Định Hóa. Đây là dự án nhằm duy trì và phát triển nhãn hiệu tập thể gạo Bao thai Định Hóa, mở rộng vùng quy hoạch sản xuất lúa Bao thai đặc sản. Từng bước hình thành vùng sản xuất lúa đồng bộ, tập trung, tạo ra sản phẩm gạo Bao thai hàng hóa uy tín trên thị trường.

Mô hình lúa Bao thai tại cánh đồng xã Đồng Thịnh huyện Định Hoá

Để dự án đạt hiệu quả, cho năng suất chất lượng tốt, Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa đã tổ chức 10 lớp tập huấn kỹ thuật trồng thâm canh lúa Bao thai cho 500 nông dân của các xã Đồng Thịnh, Bảo Cường, Phúc Chu, Phượng Tiến..... Cán bộ trạm Khuyến nông đã hướng dẫn cho bà con nông dân nắm rõ về thời gian sinh trưởng, thời gian gieo, thời gian cấy, cũng như hướng dẫn kỹ thuật ngậm mạ, xử lý hạt giống, kỹ thuật làm đất, bón phân cho mạ, kỹ thuật gieo và chăm sóc mạ, phương pháp bón phân đa lượng cho lúa, cũng như cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa. Các hộ nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 60% giá giống, đây là giống lúa đặc biệt của địa phương, không ưa thâm canh, phụ thuộc vào ánh sáng, ít sâu bệnh, thích nghi với thổ nhưỡng, khí hậu vùng núi cao, gạo có độ dẻo, thơm ngay cả khi đã được chế biến thành mỳ, bún, bánh phở, bánh cuốn.

Tại Hội thảo các đại biểu được nghe kỹ sư Hoàng Văn Thắng – Phó Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Định Hóa làm chủ nhiệm dự án báo cáo tóm tắt kết quả triển khai thực hiện.            Do đặc thù lúa bao thai chỉ gieo trồng ở vụ mùa nên sản lượng đạt không cao như các giống lúa khác đang có mặt tại địa phương. Bước vào vụ gieo trồng lúa bao thai, bà con nông dân các xã trong vùng dự án tập trung cao độ chuẩn bị đủ các điều kiện về nước tưới, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Tất cả đều tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc và thu hái cũng như các bước chế biến, tiêu thụ. Sau 6 tháng triển khai thực hiện mô hình, kết quả thực tế cho thấy năng suất bình quân đạt 56 tạ/ha, tổng thu trên 180ha diện tích đất trồng là 8 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí lợi nhuận đạt trên 2,47 tỷ đồng tăng trên 1,49 tỷ đồng so với giống lúa Khang dân 18. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm gạo bao thai, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận trên cùng đơn vị diện tích canh tác. Sản phẩm gạo bao thai Định Hoá với chất lượng thơm ngon, vị đậm sẽ ngày một khẳng định được chỗ đứng đối với người tiêu dùng trên cả nước./.

Facebook Zalo

Văn bản pháp quy

Bản tin KH&CN số 01/2024

Thống kê truy cập

Đang online : 0

Trong tuần : 0

Trong tháng : 0

Tất cả : 0