Hưởng ứng tuyên truyền ngày “Đất ngập nước” năm 2022

Facebook   Zalo

Ngày Đất ngập nước thế giới năm 2022 là dấu mốc có ý nghĩa đặc biệt, vì ngày 30/8/2021, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết lấy ngày 2/2 hàng năm là Ngày Đất ngập nước thế giới và mời tất cả 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc tham gia tổ chức hưởng ứng, mở đầu tầm nhìn toàn cầu lớn hơn cho các vùng đất ngập nước.

Hưởng ứng tuyên truyền ngày “Đất ngập nước” năm 2022

Năm 2022, Ban thư ký Công ước về các vùng đất ngập nước lấy chủ đề "Vì Con người và Thiên nhiên: Hãy yêu quý, bảo vệ và phục hồi đất ngập nước" nhằm kêu gọi sự tăng cường nỗ lực và đầu tư vào bảo tồn, quản lý, phục hồi các vùng đất ngập nước. Đây là giải pháp hiệu quả để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng khí hậu và đa dạng sinh học.

Hưởng ứng tuyên truyền ngày “Đất ngập nước” năm 2022 -0
 

Đất ngập nước được đánh giá là hệ sinh thái rất quan trọng bởi làm gia tăng sự đa dạng sinh học, góp phần giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, duy trì nguồn nước ngọt sẵn có, cung cấp nguyên liệu cho nền kinh tế thế giới... Đất ngập nước duy trì sự sống, đảm bảo sự thịnh vượng, hạnh phúc và tồn tại của con người trên Trái đất. Các vùng đất ngập nước đang biến mất nhanh hơn 3 lần so với rừng và là hệ sinh thái bị đe dọa nhiều nhất trên Trái đất. Chỉ trong vòng 50 năm, kể từ năm 1970, 35% diện tích đất ngập nước trên thế giới đã bị mất đi.

Kêu gọi hành động vì các vùng đất ngập nước là trọng tâm của chiến dịch năm nay. Đó là lời kêu gọi đầu tư tài chính, nhân lực và vốn chính trị để cứu các vùng đất ngập nước trên thế giới khỏi biến mất và khôi phục những vùng đất mà chúng đã suy thoái.

Các chủ đề tuyên truyền về ngày đất ngập nước như:

Hưởng ứng tuyên truyền ngày “Đất ngập nước” năm 2022 -0
 

Bằng cách chia sẻ thông điệp này, bạn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các vùng đất ngập nước đối với nước ngọt.

Công ước về các vùng đất ngập nước (1971) là hiệp ước quốc tế với sứ mệnh "bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước thông qua các hành động của địa phương, khu vực, quốc gia và hợp tác quốc tế nhằm góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới" với sự tham gia của 172 quốc gia thành viên. Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên trở thành thành viên của Công ước này từ năm 1989./.

Phạm Đông: Văn phòng Sở KH&CN

Facebook Zalo

Văn bản pháp quy

Bản tin KH&CN số 01/2024

Thống kê truy cập

Đang online : 0

Trong tuần : 0

Trong tháng : 0

Tất cả : 0