NGÀY ĐO LƯỜNG THẾ GIỚI 20/5/2022 “ĐO LƯỜNG TRONG KỶ NGUYÊN SỐ”

Facebook   Zalo

Ngày 20 tháng 5 là Ngày Đo lường thế giới để kỷ niệm ngày ký Công ước Mét năm 1875. Công ước này tạo cơ sở cho hệ thống đo lường thống nhất trên toàn thế giới. Chủ đề Ngày Đo lường thế giới năm 2022 là “Đo lường trong kỷ nguyên số”.

NGÀY ĐO LƯỜNG THẾ GIỚI 20/5/2022 “ĐO LƯỜNG TRONG KỶ NGUYÊN SỐ”

Công nghệ số đang là một trong những xu thế của xã hội hiện nay với việc mở ra nhiều cơ hội mới cho sự minh bạch thông tin và dữ liệu, công nghệ số đã làm cho dữ liệu không còn chỉ đọc được bởi con người mà còn có thể đọc được bởi máy móc. Bên cạnh đó, các cơ hội được mang lại nhờ chuyển đổi số sẽ nhanh chóng hơn nếu cơ sở hạ tầng số được đưa vào sử dụng nhằm thúc đẩy và sử dụng các công nghệ kỹ thuật mới.

Đo lường: Phương pháp đo khoa học và các ứng dụng là nhân tố trung tâm giữa cơ sở hạ tầng chất lượng quốc gia và cơ sở hạ tầng chất lượng quốc tế. Hiện nay, Ủy ban Quốc tế về cân đo (CIPM) đang phát triển khung SI số (SI là Hệ đơn vị đo quốc tế). Trong quá trình đó, khung SI số sẽ cho phép việc triển khai các dịch vụ mới cung cấp bởi các Viện Đo lường quốc gia (NMI), Viện Cân đo quốc tế (BIPM) và các tổ chức liên quan thông qua tận dụng tối đa dữ liệu mở, thiết bị phần mềm và dịch vụ mà xây dựng lên cốt lõi SI. 
Khung SI số được kì vọng sẽ cho ra các kết quả khả quan: Các ứng dụng số mới sẽ được phát triển và triển khai trong cộng đồng đo lường rộng khắp và trong các quy tắc nghiên cứu mà dựa vào Hệ SI; ứng dụng của các khung phương pháp kỹ thuật số đối với công nghiệp và người tiêu dùng là không thể thiếu với chuyển đổi số một cách đáng tin cậy. Bên cạnh đó, sự hợp thành của các nguyên tắc và thực hành số trong các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là lĩnh vực mà Tổ chức Đo lường pháp định quốc tế (OIML) đang nghiên cứu. Chuyển đổi số trong đo lường mang lại rất nhiều lợi ích, ví dụ như đẩy nhanh thời gian đưa các sản phẩm và dịch vụ đo lường ra thị trường, giảm sự chậm trễ trong cấp phép, từ đó đóng góp vào đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững.
OIML, BIPM và các tổ chức quốc tế khác đã ký một thông cáo chung về chuyển đổi số trong hạ tầng chất lượng và khoa học quốc tế, từ đó cung cấp một nền tảng cho các tổ chức đã ký kết để minh chứng cho sự hỗ trợ với các cách phù hợp cho từng tổ chức đóng góp vào sự phát triển, áp dụng và thúc đẩy của khung SI số. Trong thời gian tới, OIML đã và đang hoạt động tích cực hơn trong lĩnh vực chuyển đổi số trong đo lường pháp định, thành lập Nhóm đặc trách chuyển đổi số OIML. Vì thế, các phát kiến sẽ được đưa ra nhằm đóng góp vào những nguyên tắc phát triển bền vững cũng như các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp quốc (UN). BIPM và OIML cũng khẳng định trong thời gian tới sẽ hướng tới các hoạt động và dịch vụ nhằm cung cấp các nền tảng số liên quan đến dữ liệu đo lường đến tất cả các bên liên quan.

Tiến Dũng - Phòng Quản lý TC ĐL CL

Facebook Zalo

Văn bản pháp quy

Bản tin KH&CN số 01/2024

Thống kê truy cập

Đang online : 0

Trong tuần : 0

Trong tháng : 0

Tất cả : 0