Nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển tài sản trí tuệ đối với các đặc sản địa phương

Facebook   Zalo

Sáng 31/5, Sở KH&CN tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển tài sản trí tuệ đối với các đặc sản địa phương tỉnh Thái Nguyên”. Dự và chủ trì hội thảo có bà Phạm Thị Hiền – phó giám đốc Sở KH&CN, ông Nguyễn Thanh Bình – Giám đốc trung tâm phát triển tài sản trí tuệ - Cục sở hữu trí tuệ; đại diện một số sở, ban ngành của tỉnh, địa phương, doanh nghiệp và chủ sở hữu các nhãn hiệu đã được bảo hộ, các cơ quan báo trí, truyền thông.

Nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển tài sản trí tuệ đối với các đặc sản địa phương

Toàn cảnh Hội thảo


Tại hội thảo các đại biểu đã được nghe báo cáo đánh giá về kết quả hoạt động phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản đối với các sản phẩm đặc sản của tỉnh Thái Nguyên của Sở Khoa học và công nghệ; báo cáo tham luận của Trung tâm phát triển tài sản trí tuệ về phát triển các đặc sản địa phương trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; báo cáo đánh giá tiềm năng và giải pháp phát triển sản phẩm chè mang chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” và nhãn hiệu tập thể “chè Thái Nguyên” tại các thị trường nước ngoài của Công ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình; báo cáo đánh giá tiềm năng và giải pháp phát triển nhãn hiệu tập thể “chè Thái Nguyên” của Hội nông dân tỉnh; báo cáo đánh giá tiềm năng và giải pháp phát triển nhãn hiệu chứng nhận “gà đồi Phú Bình” và Miến Việt Cường – Hóa Thượng của huyện Phú Bình và Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Đại diện Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên báo cáo tham luận


          Theo đó, các đại biểu đã thảo luận, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển các tài sản trí tuệ đã được bảo hộ như: Tăng cường quảng bá giới thiệu, thiết lập kênh tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước; xây dựng kế hoạch chi tiết để quản lý và khai thác hiệu quả giá trị của các tài sản trí tuệ sau khi được xác lập quyền sản phẩm; đào tạo, tập huấn nâng cao ý thức của người nông dân, nhà sản xuất trong việc tạo ra sản phẩm; đẩy mạnh quản lý và bảo vệ thương hiệu; gắn kết các chương trình nâng cao năng suất, chất lượng với hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để tập trung khai thác nguồn lực.

 

Đại diện hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên phát biểu thảo luân


Hiện tại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 19 sản phẩm đặc sản địa phương được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Các sản phẩm sau khi được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, giá bán thường tăng từ 30 - 40% so với sản phẩm cùng loại nhưng không được bảo hộ. Tuy nhiên việc khai thác và sử dung các nhãn hiệu đã được bảo hộ chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của các sản phẩm. Do đó, cần phải có những giải pháp thiết thực, hiệu quả để nâng cao hoạt động quản lý và khai thác nhằm phát huy tối đa giá trị của các tài sản trí tuệ đã được bảo hộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Facebook Zalo

Văn bản pháp quy

Bản tin KH&CN số 01/2024

Thống kê truy cập

Đang online : 0

Trong tuần : 0

Trong tháng : 0

Tất cả : 0