Hội đồng KHCN tỉnh nghiệm thu đề tài, dự án KHCN

Facebook   Zalo

Sáng ngày 23 và 24/09/2015, tại Sở KH&CN, Hội đồng KHCN tỉnh đã tổ chức họp nghiệm thu 04 đề tài, dự án. TS. Phạm Quốc Chính - Giám đốc Sở KH&CN, Chủ tịch Hội đồng, chủ trì Hội nghị.

Hội đồng KHCN tỉnh nghiệm thu đề tài, dự án KHCN

1. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến 2020 theo hướng tăng trưởng xanh”. TS Trần Nhuận Kiên Chủ nhiệm đề tài, cơ quan chủ trì thực hiện là Trường Đại học Kinh tế và QTKD Thái Nguyên. Đề tài được thực hiện nhằm tìm kiếm các giải pháp phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên theo mục tiêu tăng trưởng xanh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. 

Hội đồng KHCN tỉnh nghiệm thu đề tài

phát triển ngành NN theo hướng tăng trưởng xanh

Sau hơn 1 năm tổ chức thực hiện, đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát thu thập thông tin với 500 phiếu điều tra, tổ chức nghiên cứu và hoàn thiện được 18 chuyên đề khoa học, tổ chức được 01 chuyến trao đổi học tập kinh nghiệm tại Quảng Ninh cho 11 người. Đề tài đã hệ thống hóa được các vấn đề lí luận và thực tiễn về tăng trưởng xanh trong phát triển kinh tế nói chung, trong ngành nông nghiệp nói riêng; tổng kết được những bài học kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển nông nghiệp xanh, trên cơ sở đó đưa ra được các giải pháp cho ngành nông nghiệp hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh. Đề tài được Hội đồng KHCN tỉnh đánh giá nghiệm thu, xếp loại Khá.

2. Đề tài “ Đánh giá thực trạng và xây dựng mô hình điều khiển đèn chiếu sáng công cộng qua mạng thông tin di động tại tỉnh Thái Nguyên” do TS. Phạm Duy Phong làm chủ nhiệm đề tài. Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông - Điện lực. Mục tiêu của đề tài nhằm thử nghiệm thành công mô hình điều khiển hệ thống đèn chiếu sáng đô thị từ trung tâm thông qua mạng thông tin di động trên địa bàn TP. Thái Nguyên, đem lại khả năng tiết kiệm điện năng chiếu sáng.

Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá lựa chọn được công nghệ điều khiển chiếu sáng đô thị từ trung tâm; nghiên cứu mạng thông tin di động và vấn đề truyền tín hiệu điều khiển hệ thống chiếu sáng đô thị qua mạng thông tin di động; trên cơ sở đó xây dựng mô hình điều khiển chiếu sáng đô thị từ trung tâm qua mạng thông tin di động; tiến hành thiết kế, chế tạo thành công hệ thống điều khiển đèn chiếu sáng đô thị qua mạng di động. Sản phẩm của đề tài đã được thử nghiệm thành công tại TP. Thái Nguyên. Đề tài đã được Hội đồng KHCN tỉnh đánh giá nghiệm thu.

Hội đồng KHCN tỉnh nghiệm thu đề tài

Xây dựng mô hình điều khiển đèn chiếu sáng công cộng

3. Dự án “Cải tạo đàn trâu bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo giữa giống trâu Murrah với trâu cái địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” do ThS. Phạm Gia Huỳnh - Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên làm chủ nhiệm, cơ quan chủ trì thực hiện: Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên. Địa điểm triển khai mô hình của dự án: Thành phố Sông Công, huyện Phú Bình, huyện Đồng Hỷ.

Sau 24 tháng thực hiện, dự án đã xây dựng được mô hình thụ tinh nhân tạo trâu bằng tinh trâu Murrah, lai tạo được 104 trâu lai F1 Murrah; đào tạo được 18 dẫn tinh viên kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trâu; tổ chức 01 chuyến tham quan học tập mô hình thụ tinh nhân tạo trâu tại Thanh Hóa cho 30 người; xây dựng thành công 01 phóng sự truyền hình và in được 2.000 tờ rơi để tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi trâu và giới thiệu giống trâu lai của dự án. Dự án được Hội đồng nghiệm thu xếp loại Khá.

Hội đồng KHCN tỉnh nghiệm thu dự án

Cải tạo đàn trâu bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo

4. Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn UTZ Certifiled trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” do Ông Nguyễn Quốc Minh làm chủ nhiệm dự án, cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên. Dự án có ý nghĩa to lớn cả về kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần làm thay đổi tập quán canh tác và tăng giá trị thu nhập cho người làm chè, nâng cao trình độ sản xuất của người dân, năng lực quản lý của cán bộ. Dự án được thực hiện trong 24 tháng (tháng 8/2013-8/2015).

Dự án đã lựa chọn, thành lập được 3 tổ hợp tác sản xuất chè để xây dựng 3 mô hình chè an toàn theo tiêu chuẩn UTZ Certifiled tại xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu với 93 hộ tham gia trên diện tích 36,2ha chè; Tổ chức đào tạo, tập huấn cho 600 lượt nông dân về thực hiện các bộ nguyên tắc UTZ Certified, kiểm tra đánh giá nội bộ, kiểm soát các nguy cơ có khả năng gây mất an toàn đến sản phẩm, ghi chép sổ sách theo dõi, lập hồ sơ và lưu hồ sơ theo quy định; Xây dựng thành công 03 mô hình sản xuất chè an toàn được cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn UTZ Certified cho 03 nhóm hộ tham gia dự án với tổng diện tích 36,2ha. Dự án được Hội đồng KHCN tỉnh nghiệm thu xếp loại Khá.

Hội đồng KHCN tỉnh nghiệm thu dự án sản xuất chè an toàn

theo tiêu chuẩn UTZ Certifiled

Theo đánh giá kết luận của TS. Phạm Quốc Chính - Giám đốc Sở KH&CN, Chủ tịch Hội đồng, các đề tài, dự án đã thực hiện được các mục tiêu, nội dung đã đăng ký, đạt được nhiều kết quả mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời cũng đưa ra được các giải pháp mang tính định hướng, là cơ sở cho các nhà quản lý xây dựng chính sách phát triển trong thời gian tới. Đồng thời cũng đề nghị Ban chủ nhiệm đề tài, dự án tiếp thu ý kiến nhận xét của các nhà khoa học trong Hội đồng, chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo theo đúng yêu cầu./.

Facebook Zalo

Văn bản pháp quy

Bản tin KH&CN số 01/2024

Thống kê truy cập

Đang online : 0

Trong tuần : 0

Trong tháng : 0

Tất cả : 0