Cơ hội phát triển và nâng tầm thương hiệu chè Thái Nguyên

Facebook   Zalo

Ngày 26/5/2015, Đoàn công tác của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) do bà Francesca Toso làm Trưởng đoàn cùng các chuyên viên của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên để thảo luận về khả năng xây dựng và triển khai dự án “Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho một số sản phẩm chọn lọc của việt Nam” trong đó có nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên.”

Cơ hội phát triển và nâng tầm thương hiệu chè Thái Nguyên

     

Toàn cảnh buổi làm việc giữa WIPO và Sở KH&CN Thái Nguyên

            Tại buổi làm việc, Sở Khoa học và Công nghệ đã có những báo cáo và số liệu sơ bộ về sản lượng chè, tình hình phát triển nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”. Theo báo cáo thì toàn tỉnh hiện nay có 20.700ha chè, đứng thứ hai về diện tính chè trên toàn quốc. Cây chè tại Thái Nguyên được trồng tập trung theo vùng sản xuất và hiện nay nhiều vùng đã thực hiện sản xuất theo hướng VietGAP. Trong những năm qua, Sở KH&CN đã tham mưu cho UBND tỉnh chú trọng phát triển nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” và một số nhãn hiệu chè khác như là nhãn hiệu tập thể “ Chè La Bằng” “Chè Vô Tranh” “Chè Trại Cài”,...; Tuy các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhưng việc quản lý và phát triển những nhãn hiệu này vẫn còn gặp nhiều khó khắn; sau khi trao đổi các thông tin tổng thể về tình hình phát triển sản phẩm và nhãn hiệu chè của Thái Nguyên, về phía lãnh đạo Sở KH&CN cũng đã có những đề xuất với đại diện của tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế Giới hỗ trợ trong việc nâng cao năng lực quản lý và phát triển nhãn hiệu cho chủ sở hữu và các tổ chức có liên quan thông qua hình thức đào tạo tập huấn, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư các công nghê mới vào sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm.

                Đại diện cho tổ chức WIPO, bà Francesca Toso cũng đánh giá cao vai trò của cơ quan quản lý khi Thái Nguyên đã có những quan tâm đến việc quản lý và phát triên thương hiệu “Chè Thái Nguyên” cũng là sản phẩm thế mạnh của tỉnh, bà cho rằng sản phẩm chè Thái Nguyên là một sản phẩm có tiềm năng phát triển; trong thời gian tới tổ chức WIPO sẽ tiếp tục nghiên cứu và làm việc cùng Cục Sở hữu trí tuệ để thống nhất việc có hỗ trợ hay không, hỗ trợ những gì? Bên cạnh đó, WIPO cũng giúp Thái Nguyên kết nối với các tổ chức khác để hỗ trợ Thái Nguyên phát triển phát triển thương hiệu này./.
Facebook Zalo

Văn bản pháp quy

Bản tin KH&CN số 01/2024

Thống kê truy cập

Đang online : 0

Trong tuần : 0

Trong tháng : 0

Tất cả : 0