Kiểm tra và nghiệm thu mô hình trồng cây dược liệu Cát sâm tại tỉnh Thái Nguyên

Facebook   Zalo

Ngày 20 tháng 5, Sở Khoa học và Công nghệ đã tiến hành kiểm tra và nghiệm thu mô hình trồng cây dược liệu Cát sâm tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Đây là mô hình thuộc nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh “Ứng dụng KHCN phát triển mô hình trồng cây dược liệu Cát sâm trên đất đồi kém hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên” do Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên là đơn vị chủ trì thực hiện.

Kiểm tra và nghiệm thu mô hình trồng cây dược liệu Cát sâm tại tỉnh Thái Nguyên

Hình ảnh: Đoàn kiểm tra tại mô hình trồng cây Cát sâm trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

Cát sâm vốn là cây trồng tự nhiên mọc ở vùng đồi, rừng của tỉnh Thái Nguyên, loại cây dược liệu này được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Là loại cây leo, dễ trồng, ít sâu bệnh và được sử dụng chủ yếu trong y học cổ truyền, chế biến thuốc bổ, chữa ho, sốt... Không chỉ vậy, loại cây dược liệu này được đánh giá có nhiều tiềm năng, bởi củ cát sâm có chứa aponin là hoạt chất quý có trong sâm Ngọc Linh hay Đông Trùng hạ thảo.
Sau gần 2 năm triển khai dự án, Ban chủ nhiệm dự án đã hoàn thiện quy trình nhân giống cây cát sâm từ tự nhiên và đưa vào trồng thử nghiệm tại mô hình với quy mô 2ha, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Có thể thấy, việc thực hiện thành công bước đầu của dự án sẽ tạo ra một hướng mới trong trồng cây bản địa, dược liệu có giá trị kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên, từ đó giảm thiểu áp lực khai thác dược liệu ngoài tự nhiên ở các vùng trung du miền núi. Dự án cũng góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.

Thế Bằng – Trung tâm Phát triển KH&CN

Facebook Zalo

Văn bản pháp quy

Bản tin KH&CN số 01/2024

Thống kê truy cập

Đang online : 0

Trong tuần : 0

Trong tháng : 0

Tất cả : 0