Kiểm tra nghiệm thu mô hình trồng măng tây thương phẩm tại Thái Nguyên

Facebook   Zalo

Trong ngày 12 tháng 10 năm 2020, Sở KH&CN đã tiến hành kiểm tra nghiệm thu các mô hình trồng thương phẩm măng tây thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm từ cây măng tây tại tỉnh Thái Nguyên”, đây là dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi nhóm Trung ương quản lý.

Kiểm tra nghiệm thu mô hình trồng măng tây thương phẩm tại Thái Nguyên

Dự án đã được phê duyệt tại Quyết định số số 3234/QĐ-BKHCN ngày 31/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt kinh phí, cơ quan chủ trì, cơ quan chuyển giao công nghệ và thời gian thực hiện dự án và Quyết định số 289/QĐ-UBND ngày 9/02/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt kinh phí đối ứng thực hiện dự án. Thời gian thực hiện là 36 tháng, được gia hạn thời gian thực hiện đến tháng 10/2020. Cơ quan chủ trì dự án: Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Vy Anh.
Đến thời điểm kiểm tra nghiệm thu đơn vị đã trồng được 7ha mô hình măng tây thương phẩm, mô hình đã thu hoạch được trên 90 tấn măng tây, trong đó măng loại I chiếm khoảng 76%. măng loại II chiếm 24%
Bên cạnh đó, dự án đã tiếp nhận và làm chủ 05 quy trình công nghệ (Quy trình kỹ thuật xử lý hạt giống, tạo hỗn hợp ruột bầu, đóng xếp bầu, cấy cây mầm vào bầu; Quy trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cây con giai đoạn vườn ươm; Quy trình làm đất, bón phân, trồng; Quy trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh; Quy trình thu hoạch, sơ chế và bảo quản); Xây dựng được 3 mô hình và kết quả của các mô hình đều đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật đã đề ra (Mô hình nhân giống cây măng tây, diện tích 400m2, thực hiện tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên; Mô hình trồng thương phẩm măng tây quy mô 7 ha; Mô hình thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, công suất 200kg); Đào tạo 4 kỹ thuật viên và tổ chức được các lớp tập huấn cho 100 lao động về công nghệ sản xuất cây giống, trồng, thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm măng tây.
Dự án được thực hiện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra sản phẩm chất lượng đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho thị trường trong nước. Qua đó góp phần làm thay đổi phương thức sản xuất theo hướng hiệu quả hơn nhằm ổn định cuộc sống cho người dân vùng nông thôn. Dự án hướng tới các hình thức liên kết giữa doanh nghiệp khoa học, doanh nghiệp thương mại và mở rộng vệ tinh trong trồng và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tập trung góp phần giảm nhẹ gánh nặng tìm nguồn tiêu thụ đối với người dân. Kết quả nghiệm thu mô hình là căn cứ để hội đồng đánh giá nghiệm thu dự án.

Facebook Zalo

Văn bản pháp quy

Bản tin KH&CN số 01/2024

Thống kê truy cập

Đang online : 0

Trong tuần : 0

Trong tháng : 0

Tất cả : 0