CHI TIẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Thủ tục hành chính Thủ tục cấp mới Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa
Trình tự thực hiện

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

- Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính.

- Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến tại địa phương.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định:

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc hồ sơ đầy đủ nhưng nội dung chưa hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng thư điện tử (email) hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị bổ sung hồ sơ theo quy định.

Sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ nhưng không nhận được văn bản giải trình lý do không bổ sung được hồ sơ theo quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản thông báo từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và nêu rõ lý do.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.

-  Trường hợp hồ sơ đề nghị vận chuyển hàng nguy hiểm có số lượng lớn hơn mức quy định tại cột 7 Phụ lục 1 về ngưỡng khối lượng cần xây dựng phương án ứng cứu khẩn cấp ban hành kèm theo Thông tư số 44/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cần tổ chức thẩm định thực tế tại trụ sở hoặc kho, bãi tập kết hàng của tổ chức, cá nhân.

+ Việc thẩm định thực tế được sử dụng chuyên gia và thành lập Tổ thẩm định để thực hiện. Tổ thẩm định do Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ra quyết định thành lập.

+ Sau khi kết thúc thẩm định thực tế, Tổ thẩm định phải lập Biên bản thẩm định thực tế, trong đó phải kết luận rõ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm phù hợp hoặc không phù hợp với quy định và kiến nghị cấp hoặc không cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân hoặc nêu rõ các nội dung yêu cầu tổ chức, cá nhân phải khắc phục.

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân không phải thực hiện hành động khắc phục để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.

+ Trường hợp tổ chức, cá nhân phải thực hiện hành động khắc phục để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định bổ sung kết quả hành động khắc phục. Việc thẩm định bổ sung do Tổ thẩm định thực hiện. Kết quả thẩm định bổ sung phải được lập thành Biên bản và ghi rõ là “Biên bản thẩm định bổ sung”. Nội dung Biên bản thẩm định bổ sung nêu rõ kết luận đạt yêu cầu hoặc không đạt yêu cầu và kiến nghị cấp hay không cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.

Sau khi có kết quả thẩm định bổ sung, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thì văn bản từ chối phải nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Thành phần, số lượng hồ sơ

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm; - Giấy chứng nhận tổ chức, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh hàng nguy hiểm hoặc được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành; - Bảng kê khai các thông tin về hàng nguy hiểm; - Giấy phép điều khiển phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực của người điều khiển phương tiện vận chuyển phù hợp với loại phương tiện dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm; - Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan Bảo hiểm cấp cho chủ phương tiện; - Bản sao hợp đồng thương mại hoặc bản sao văn bản thỏa thuận về việc vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận (nếu có) của các bên ký hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển. - Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động - vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực của những người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm; - Giấy chứng nhận đã tham gia, hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn thời hạn hiệu lực do Sở Công Thương cấp cho người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải và người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm; - Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng nguy hiểm. - Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - Phương án làm sạch thiết bị và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc việc vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.

* Số bộ hồ sơ: 01 bộ

* Các biểu mẫu: Mẫu 1.ĐĐK.docxMẫu 2. DMHNH-LT-PT-NĐKAT.docxMẫu 3. PALSTB.docx

Thời gian giải quyết <p>- Trong thời hạn 05 (năm) ng&agrave;y l&agrave;m việc kể từ ng&agrave;y nhận được hồ sơ của tổ chức, c&aacute; nh&acirc;n, Chi cục Ti&ecirc;u chuẩn Đo lường Chất lượng tiến h&agrave;nh thẩm x&eacute;t hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ kh&ocirc;ng đ&aacute;p ứng y&ecirc;u cầu quy định, Chi cục Ti&ecirc;u chuẩn Đo lường Chất lượng th&ocirc;ng b&aacute;o bằng thư điện tử (email) hoặc bằng văn bản cho tổ chức, c&aacute; nh&acirc;n đề nghị bổ sung hồ sơ theo quy định: Sau 30 (ba mươi) ng&agrave;y kể từ ng&agrave;y c&oacute; th&ocirc;ng b&aacute;o y&ecirc;u cầu tổ chức, c&aacute; nh&acirc;n bổ sung hồ sơ nhưng kh&ocirc;ng nhận được văn bản giải tr&igrave;nh l&yacute; do kh&ocirc;ng bổ sung được hồ sơ theo quy định, Chi cục Ti&ecirc;u chuẩn Đo lường Chất lượng c&oacute; văn bản th&ocirc;ng b&aacute;o từ chối cấp Giấy ph&eacute;p vận chuyển h&agrave;ng nguy hiểm v&agrave; n&ecirc;u r&otilde; l&yacute; do. + Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Chi cục Ti&ecirc;u chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy ph&eacute;p vận chuyển h&agrave;ng nguy hiểm cho tổ chức, c&aacute; nh&acirc;n. + Trường hợp phải thẩm định thực tế: &middot; Trường hợp tổ chức, c&aacute; nh&acirc;n kh&ocirc;ng phải thực hiện h&agrave;nh động khắc phục để ho&agrave;n thiện hồ sơ, trong thời hạn 02 (hai) ng&agrave;y l&agrave;m việc kể từ ng&agrave;y c&oacute; Bi&ecirc;n bản thẩm định thực tế, Chi cục Ti&ecirc;u chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy ph&eacute;p vận chuyển h&agrave;ng nguy hiểm cho tổ chức, c&aacute; nh&acirc;n. &middot; Trường hợp tổ chức, c&aacute; nh&acirc;n phải thực hiện h&agrave;nh động khắc phục để ho&agrave;n thiện hồ sơ cấp Giấy ph&eacute;p vận chuyển h&agrave;ng nguy hiểm th&igrave; thời hạn khắc phục tối đa kh&ocirc;ng qu&aacute; 30 (ba mươi) ng&agrave;y l&agrave;m việc kể từ ng&agrave;y c&oacute; Bi&ecirc;n bản thẩm định thực tế. Trong thời hạn 03 (ba) ng&agrave;y l&agrave;m việc kể từ ng&agrave;y Chi cục Ti&ecirc;u chuẩn Đo lường Chất lượng nhận được b&aacute;o c&aacute;o bằng văn bản của tổ chức, c&aacute; nh&acirc;n đề nghị cấp Giấy ph&eacute;p vận chuyển h&agrave;ng nguy hiểm với nội dung đ&atilde; ho&agrave;n th&agrave;nh h&agrave;nh động khắc phục, Chi cục Ti&ecirc;u chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định bổ sung kết quả h&agrave;nh động khắc phục. Trong thời hạn 02 (hai) ng&agrave;y l&agrave;m việc kể từ ng&agrave;y c&oacute; kết quả thẩm định bổ sung, Chi cục Ti&ecirc;u chuẩn Đo lường Chất lượng c&oacute; tr&aacute;ch nhiệm cấp hoặc từ chối cấp Giấy ph&eacute;p vận chuyển h&agrave;ng nguy hiểm cho tổ chức, c&aacute; nh&acirc;n.</p>
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính <p>Chi cục Ti&ecirc;u chuẩn Đo lường Chất lượng, Sở Khoa học v&agrave; C&ocirc;ng nghệ. Địa chỉ: Số 513, đường Lương Ngọc Quyến, th&agrave;nh phố Th&aacute;i Nguy&ecirc;n.</p>
Kết quả thưc hiện <p>Giấy ph&eacute;p vận chuyển h&agrave;ng nguy hiểm</p>
Lệ phí (nếu có) <p>Kh&ocirc;ng</p>
Yêu cầu điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
Tệp đính kèm

Văn bản pháp quy

Bản tin KH&CN số 01/2024

Thống kê truy cập

Đang online : 0

Trong tuần : 0

Trong tháng : 0

Tất cả : 0